Thịt vịt là một trong số thực phẩm gia cầm phổ biến trong các bữa ăn người Việt. Vậy bạn đã từng thắc mắc ăn thịt vịt có tốt không? Người sợ tăng cân có nên ăn thịt vịt không? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Anfood để được giải đáp ngay nhé!
Ăn thịt vịt có tốt không?
Bên cạnh nhóm thực phẩm thịt đỏ thì thịt gà, thịt vịt cũng là món ăn cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày của con người.
1. Tác dụng dinh dưỡng của vịt
Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, thịt vịt có rất nhiều công dụng bởi thành phần dinh dưỡng cao: protein, sắt, vitamin, phốt pho, …
- Tốt cho tim mạch
Từ kết quả nghiên cứu của hiệp hội tim mạch Mỹ, ăn thịt vịt đúng liều lượng sẽ rất tốt cho hoạt động chức năng của tim.
Hơn thế, chất axit oleic trong máu vịt có thành phần tương tự dầu oliu, giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch nhất là độ tuổi trung niên.
- Bổi bổ suy nhược cơ thể
Sau thời gian điều trị bệnh, ốm, sức đề kháng và thể lực của con người kém đi có thể lựa chọn ăn thịt vịt để tẩm bổ hồi phục nhanh hơn.
Như nhận định của nhiều chuyên gia, bổ sung thịt vịt trong bữa ăn hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, … hiệu quả.
- Cải thiện chức năng dạ dày
Khi thịt vịt vào trong cơ thể theo quá trình chuyển hóa vật chất tạo ra dịch mới giúp tăng tuần hoàn hệ tiêu hóa, giảm các chứng bệnh lý dạ dày.
- Tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch
Nằm trong danh sách nhóm thực phẩm giàu kẽm (2,3mg/ 100g thịt), thịt vịt giúp cơ thể bổ sung kẽm tự nhiên hỗ trợ hoạt động chuyển hóa tế bào.
Theo đó, enzym được kích thích tăng sinh trong cơ thể giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, tăng sức đề kháng giảm các vấn đề ốm, cảm cúm.
2. Bà bầu có nên ăn thịt vịt?
Trong quá trình mang thai, vấn đề ăn uống được chú trọng kiêng khem hơn bình thường. Vì vậy, bà bầu khó tránh băn khoăn ăn thịt vịt có tốt không?
Bác sĩ chuyên khoa sản nhận định: Phụ nữ trong quá trình mang thai hoàn toàn có thể ăn thịt vịt, cung cấp dinh dưỡng, phòng ngừa một số bệnh lý thai nghén.
- Nguồn kẽm tự nhiên dồi dào
Phụ nữ mang bầu cần cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển thai nhi như: Canxi, sắt và kẽm. Thay vì uống thuốc thì bổ sung từ thực phẩm sẽ đem tới hiệu quả cao hơn.
Chiếm 2,3 mg kẽm, tương đương 24% nhu cầu mỗi ngày của bà bầu, thịt vịt được liệt kê trong danh sách thực phẩm nên có trong bữa ăn của phụ nữ mang thai.
- Phòng ngừa bệnh tuyến giáp khi mang thai
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên gia nhận thấy, trong thịt vịt có chứa selen cao – hợp chất đóng vai trò quyết định trong điều chỉnh hoạt động enzym trong cơ thể.
14mg selen trong 100g thịt giúp cải thiện chức năng tuyến giáp hiệu quả giúp bà bầu phòng tránh được các bệnh lý tuyến giáp thường gặp khi mang thai.
- Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi
Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ, tuy nhiên, tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ ngay khi trong bụng mẹ vẫn có thể xảy ra nếu không bổ sung đủ dinh dưỡng trong cả thai kì.
Do vậy, khi ăn thịt vịt đúng cách, bà bầu còn ngăn ngừa được nguy cơ dị tật ở trẻ. Bởi thành phần vitamin B5, B12 giúp hoàn thiện, phát triển hệ thống thần kinh.
- Hạn chế stress trầm cảm khi mang bầu
Trong báo cáo nghiên cứu khoa học tại Mỹ từng đề cập tới công dụng giảm căng thẳng, hỗ trợ tích cực với hệ thần kinh của mẹ bầu.
Hàm lượng vitamin nhóm B ( B1, B5, B12, …) không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn kích thích cơ thể sản xuất hormone, hạn chế stress.
Từ đó, hiện tượng trầm cảm, rối loạn thần kinh khi mang bầu được ngăn ngừa, an toàn cao cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
Lưu ý:
Thịt vịt tốt nhưng cần đảm bảo chế biến sạch sẽ, nấu chín nhằm đảm bảo các vi khuẩn được tiêu diệt, không còn khả năng gây bệnh cho người.
Những món ăn như: Tiết canh vịt, tim lòng mề vịt trần tái, … không nên ăn tại các hàng quán không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, bà bầu trong suốt thời kì mang thai tránh ăn những món tươi sống, chưa nấu chín để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.