Thực Phẩm sạch là gì?

Đăng bởi Hà Hà ngày

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống nười dân ngày càng được nâng cao, chúng ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn của sức khoẻ. Vì lẽ đó mà nguồn thực phẩm sạch là yếu tố được rất nhiều người tiêu dung quan tâm. Tuy nhiên, thực phẩm sạch là gì? Thực phẩm sạch bao gồm những gì và cách đánh giá thực phẩm sạch thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trong nội dung bài viết này Anfood sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Khái nệm về “thực phẩm sạch” 

Thực phẩm sạch là những loại thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ, sạch từ quá trình sản xuất, nuôi trồng cho đến khâu bảo quản, vận chuyển và phân phối. Thông thường, người tiêu dung có thể dựa vào hai khía cạnh để hiểu rõ hơn về khái niệm thực phẩm sạch.

Đánh giá dựa trên quá trình sản xuất, nuôi trồng

Thực phẩm sạch nếu được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, chính là những loại thực phẩm an toàn, tốt cho sức khoẻ, không chứa chất bẩn và độc hại, được chứng nhận ATVSTP và có nguồn gốc rõ ràng. Cụ thể như sau:

  • Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ rang
  • Không chứa tạp chất như kim loại, thuỷ tinh, vật cứng…
  • Không chứa các tác nhân sinh học gây bệnh như virus, vi sinh vật, ký sinh trùng…
  • Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.
  • Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.

Đánh giá dựa trên quá trình bảo quản, vận chuyển

Ngoài việc đảm bảo về quá trình sản xuất, nuôi trồng thì khâu bảo quản và vận chuyển cũng không kém phần quan trọng. Bởi, nếu trong chuỗi sản xuất và phân phối thực phẩm có một giai đoạn bị nhiễm bẩn thì thực phẩm đó cũng không thể được coi là thực phẩm sạch được.

“Thực phẩm sạch” đúng nghĩa phải đảm bảo sạch toàn bộ chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Ví dụ: một loại thực phẩm mặc dù được vận chuyển trong xe lạnh, nhân công sơ chế mặc đồ bảo hộ đảm bảo vệ sinh nhưng lại sản xuất tại vùng đất bị nhiễm khuẩn hoặc quá trình sản xuất đảm bảo nhưng lại vận chuyển trong xe bị nhiễm bẩn và người đóng gói bị mắc bệnh truyền nhiễm thì không thể gọi là “thực phẩm sạch” được.

Rau củ quả

Có thể dễ dàng nhận thấy, nếu muốn sản xuất ra thực phẩm sạch thì người trồng trọt chăn nuôi phải có quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng sạch như: Organic, GlobalGAP, VietGAP…

Còn đối với các sản phẩm thực phẩm công nghiệp tại nhà máy thì cần phải chọn những loại nguyên liệu sạch và được sản xuất theo quy trình sạch.

Điều quan trọng nhất khi lựa chọn thực phẩm dù là thực phẩm tươi sống hay thực phẩm đóng gói sẵn thì việc đầu tiên người tiêu dùng nên quan tâm chính là nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm, cùng với đó thì thương hiệu cũng phải uy tín và chất lượng. Ngoài ra, giấy chứng nhận và các nhãn mác, logo của các đơn vị cũng là điều kiện bắt buộc để đánh giá sản phẩm. Điều mà bạn cần lưu ý là giá cả của những thực phẩm sạch đúng nghĩa sẽ cao hơn các loại thực phẩm bình thường khá nhiều.

Tiêu chuẩn nào để đánh giá thực phẩm là sạch?

Những loại thực phẩm đạt một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ được gọi là thực phẩm sạch. Ở Việt Nam hiện nay có 3 loại tiêu chuẩn chất chất lượng được công nhận như sau:

  • Tiêu chuẩn hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ là những loại th ực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ, bao gồm yêu cầu 4 không dưới đây:

  • Không hoá chất gây biến đổi gen
  • Không chất kích thích tăng trưởg
  • Không phân bón hoá học

Thực phẩm hữu cơ thường gọi là thực phẩm sạch

  • Tiêu chuẩn GlobalGap

GlobalGap là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu. Để đạt được tiêu chuẩn này các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ, bao gồm các yếu tố:

  • Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ…
  • Thuốc và hoá chất sử dụng
  • Bao bì
  • Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.

Thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường gọi là thực phẩm an toàn

  • Tiêu chuẩn VietGAP

Thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap thường được gọi là thực phẩm an toàn

  • VietGAP là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam — dựa trên 4 tiêu chí
  • Kỹ thuật sản xuất phải đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt
  • Khi thu hoạch phải đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý
  • Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân
  • Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng

Thực phẩm sạch gồm những loại nào?

Cùng với câu hỏi như thế nào là thực phẩm sạch thì thực phẩm bao gồm những loại nào cũng được rất nhiều người quan tâm đến. Dựa vào những tiêu chuẩn đã được nêu trên thì thực phẩm sạch có thể chia thành 3 loại, cụ thể là:

  • Thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu có là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.

Lưu ý: sản phẩm có chuyển gen không phải là sản phẩm hữu cơ, vì tư tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất.

Nông nghiệp hữu cơ luôn nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hoá học , đây là một đặc trưng vô cùng quan trọng. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải đảm bảo trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hoá học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Ngo ài ra, nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuấ thực phẩm sạch tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp.

  • Thực phẩm không ô nhiễm

Th ực ph ẩm không ô nhiễm là thực phẩm không gây hại hoặc an toàn vệ sinh cho người dử dụng, được sản xuất trong m ôi trường được tuân thủ quy trình  sản xuất bảo đảm  sản ph ẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.

Thực phẩm không ô nhiễm là thực phẩm không có chất ô nhiễm gây hại ( kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các vi sinh vật gây hại) hoặc các chất ô nhiễm gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho phép, bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Có thể nói, tiêu chuẩn sản phẩm, ti êu chuẩn môi trường  và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của nhà nước và ngành hàng.

  • Thực phẩm sinh thái

Thực phẩm sinh thái (thực phẩm xanh) được sản xuất trong điều kiện sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, tiêu chuẩn thực phẩm không gây ô nhiễm, an toàn và vệ sinh.

Qua bài viết này, chắc hẳn mọi người đều đã hiểu hơn về thực phẩm sạch là gì? thực phẩm sạch được đánh giá theo tiêu chuẩn như thế nào. Món quà sức khoẻ luôn là món quà tuyrjt vời nhất cho những người mình thân yêu, hãy luôn là người tiêu dùng thông  thái, đem lại sự an toàn nhất cho người thân và gia đình mình.


Cũ hơn


0 bình luận


Bình luận

Lưu ý: Các bình luận phải được duyệt trước khi được hiển thị.